Khách Việt check-in Nhà Xanh - phủ tổng thống Hàn Quốc canh giờ 'chạy' kịp số thứ tự
Theo trung tá Mã Minh Chiến, Phó trưởng Phòng CSHS Công an tỉnh Sóc Trăng, thời gian qua, người dân TX.Ngã Năm và các địa phương lân cận liên tục đến công an trình báo các vụ bị trộm cắp tài sản là vỏ lãi composite, xuồng máy, đầu máy xăng, máy dầu, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gạo, bia, lúa giống, hàng tạp hóa...Từ đó, Ban giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo Phòng CSHS phối hợp công an các địa phương khẩn trương vào cuộc điều tra, xác minh, truy bắt nghi phạm.Qua xác minh, nhận thấy có 2 băng nhóm có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản, cướp tài sản bằng thủ đoạn tinh vi, manh động, Phòng CSHS đã báo cáo, tham mưu cho Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo, huy động nhiều lực lượng, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ.Qua quá trình điều tra, lực lượng công an đã triệt phá thành công 2 băng nhóm gây ra 44 vụ trộm cắp tài sản; đồng thời khởi tố 17 bị can.Trong đó, nhóm thứ 1 có 6 bị can, gồm: Trần Hồng Anh (40 tuổi), Lâm Công Minh (27 tuổi), Phan Thanh Phong (43 tuổi), Trầm Hửu Cường (29 tuổi), Nguyễn Hoàng Giang (44 tuổi, cùng ở TX.Ngã Năm, Sóc Trăng) và Văn Xuân Hiền (46 tuổi, ở H.Chợ Lách, Bến Tre).Thủ đoạn của nhóm này là lợi dụng đêm tối, đường vắng vẻ, nhà không có người để đột nhập vào trộm cắp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gạo, bia, lúa giống, hàng tạp hóa… Tại cơ quan công an, băng nhóm này khai nhận đã thực hiện trót lọt 12 vụ trộm tài sản, với tổng trị giá hơn 400 triệu đồng.Nhóm thứ 2 có 11 bị can, gồm: Nguyễn Văn Nhí (32 tuổi), Đặng Văn Tính (21 tuổi), Nguyễn Hoàng Vũ (25 tuổi), Lê Văn Tuấn Em (24 tuổi), Lê Văn Tuấn (26 tuổi), Phùng Thanh Sang (36 tuổi), Đinh Quốc Bảo (28 tuổi), Hồng Văn É (28 tuổi), Tiền Văn Nghề (31 tuổi); Phạm Văn Chọn (40 tuổi) và N.V.T (16 tuổi, cho tại ngoại, cùng ở TX.Ngã Năm).Nhóm này thường sử dụng vỏ lãi composite cùng máy xăng công suất lớn và đi vào đêm khuya để trộm cắp tài sản. Tài sản nhắm đến là vỏ lãi composite, xuồng máy, đầu máy xăng, máy dầu, vật nuôi của người dân. Từ lời khai của các bị can, lực lượng công an đã làm rõ 32 vụ trộm cắp tài sản, thu giữ nhiều tài sản liên quan. Hiện, Phòng CSHS Công an tỉnh Sóc tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi trộm cắp tài sản của 2 băng nhóm nêu trên.Tháng Thanh niên 2024: Phủ xanh khu bãi bồi chắn sóng tại Cà Mau
Theo trang Earth ngày 25.1, sỏi mật trâu bò, được dùng để bào chế vị thuốc ngưu hoàng trong Đông y, đang trở thành mặt hàng thịnh hành trong thị trường chợ đen và các đường dây buôn lậu toàn cầu. Các băng nhóm tội phạm trên nhiều châu lục đã bắt đầu săn lùng sỏi mật, đặc biệt ở những nước có thế mạnh về sản lượng xuất khẩu gia súc như Brazil. Những thông tin truyền nhau về mức độ quý hiếm của sỏi mật bò khiến khi đêm xuống, các lò mổ tại Brazil trở thành mục tiêu của kẻ trộm. Sỏi mật gia súc đã trở nên có giá trị đến mức các thương nhân chợ đen sẵn sàng trả tới 5.800 USD/ounce (hơn 145 triệu đồng), gấp đôi giá vàng.Sỏi trong mật trâu bò đã được dùng làm thuốc đông y từ lâu đời và chỉ xuất hiện ở những con trâu bò bị bệnh. Sỏi thường được sấy khô, nghiền thành bột và sau đó kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo thành những viên thuốc mà một số người tin rằng có thể giúp điều trị các tình trạng nghiêm trọng như đột quỵ. Một số lời đồn phóng đại sỏi mật bò như một loại "thần dược" trị bách bệnh càng khiến giá mặt hàng này tăng và đẩy mạnh làn sóng săn lùng sỏi mật ở các lò mổ bò.Nhu cầu tăng đã tạo ra làn sóng săn lùng sỏi mật bỏ ở Mỹ, Úc và đặc biệt là Brazil - quốc gia xuất khẩu bò lớn nhất thế giới năm 2023. Buôn bán sỏi mật trâu bò không bị cấm tại Brazil, song hoạt động trao đổi vật phẩm này đang được nở rộ ở thị trường chợ đen. "Người ta nghe về giá cao và họ dần mất kiểm soát" nhà nghiên cứu Daniela Gomes da Silva từ Đại học bang Sao Paulo (Brazil) nói với The Wall Street Journal.Điều tra viên tại Brazil Rafael Faria nói rằng ban đầu "còn tưởng đây là trò đùa", tuy nhiên ngày các xuất hiện các vụ trộm và buôn lậu sỏi mật bò để mang đến tay người mua. Mới đây, một nhóm cướp có vũ trang đã đột nhập trang trại ở gần thành phố Barretos, Brazil, trói chủ nhà cùng người cháu trai 6 tuổi trước khi bỏ trốn với số sỏi mật bò trị giá 50.000 USD.
Chủ xe VinFast VF8 tại California có thể được hoàn thuế 7.500 USD
Hôm nay 20.3, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), đã ký công văn trả lời các sở GD-ĐT Hà Nội, TP.HCM, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Trị về thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT."Sau khi cân nhắc nhiều yếu tố, Bộ GD-ĐT quyết định giữ nguyên lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025 như đã công bố trong kế hoạch năm học 2024 -2025. Việc giữ nguyên lịch thi như đã công bố góp phần làm ổn định tâm lý cho học sinh, phụ huynh và không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong ngành giáo dục", văn bản của Bộ GD-ĐT nêu.Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để triển khai kế hoạch năm học, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo đúng kế hoạch và bảo đảm an toàn, nghiêm túc đúng quy chế.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, sở GD-ĐT như Hà Nội, TP.HCM, Nghệ An, Ninh Bình đã có văn bản kiến nghị Bộ GD-ĐT xem xét đẩy sớm lịch thi tốt nghiệp THPT vì lý do cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố và kết thúc nhiệm vụ cấp huyện theo kết luận của Bộ Chính trị. Việc đẩy sớm kỳ thi để đảm bảo quyền lợi cho học sinh, ổn định tâm lý cho phụ huynh, học sinh; thuận lợi cho công tác chuẩn bị của các địa phương để triển khai kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.Một số địa phương nêu thời gian mong muốn tổ chức thi là trong khoảng thời gian ngày 7 đến 10.6. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, ý kiến của đa số học sinh, phụ huynh, nhà giáo và các chuyên gia đều cho rằng việc thay đổi lịch thi như vậy sẽ gây nhiều xáo trộn không cần thiết. 2025 là năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong khung kế hoạch thời gian năm học, Bộ GD-ĐT dự kiến, kỳ thi diễn ra trong hai ngày 26 và 27.6. Thí sinh thi 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc là ngữ văn và toán; 2 môn còn lại học sinh được tự chọn trong số các môn đã học ở trường (ngoại ngữ, hóa học, vật lý, sinh học, địa lý, lịch sử, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ).
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, năm năm 2024, cả thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn như biến động chính trị, cạnh tranh chiến lược… tác động tới phát triển đất nước, hoạt động của doanh nghiệp. Ngay từ đầu năm 2025, thế giới đã xuất hiện những khó khăn, những diễn biến mới phức tạp nên các doanh nghiệp cần luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng khi lúc nào cũng có khó khăn xuất hiện.Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ rất chia sẻ với các doanh nghiệp trước các khó khăn và xác định luôn đồng hành, cùng tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là các vướng mắc về thể chế đang là "điểm nghẽn của điểm nghẽn" nhưng cũng là "đột phá của đột phá".Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, năm 2025 điểm mới là Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng tất cả các địa phương, bộ, ngành liên quan, các doanh nghiệp nhà nước, các lĩnh vực. Nếu cứ tăng trưởng "bình bình" thì không thể đạt được 2 mục tiêu phát triển 100 năm. Do đó, T.Ư đã ban hành Kết luận 123 yêu cầu tăng trưởng GDP ít nhất 8% năm 2025 để tạo đà, tạo lực, tạo khí thế cho những năm tiếp theo phải đạt tăng trưởng 2 con số. Để thực hiện điều này rất cần sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn.Thủ tướng cho biết, Chính phủ có kế hoạch gặp gỡ các ngân hàng, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp FDI để chia sẻ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách, góp ý cho Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương. Cần những giải pháp gì để đất nước tăng trưởng 2 con số: như các địa phương, doanh nghiệp trong nước, ngoài nước, doanh nghiệp FDI phải đồng bộ tăng trưởng. Phân tích kỹ, đánh giá ứng phó tình hình hiện nay như thế nào khi có kịch bản xấu xảy ra, Thủ tướng đặt vấn đề.Hiện chúng ta đang triển khai quyết liệt một số dự án rất lớn như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối với Trung Quốc, nhà máy điện hạt nhân; tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế; tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả…Đặc biệt, Thủ tướng đề nghị trong các việc lớn nói trên của đất nước, các doanh nghiệp tư nhân "xem có thể làm được gì thì đăng ký làm và đề xuất cơ chế chính sách để làm, miễn là không tư lợi". Người đứng đầu Chính phủ lấy ví dụ, vừa qua đã đề nghị Tập đoàn Trường Hải (THACO) nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất toa tàu và tiến tới sản xuất đầu máy cho đường sắt tốc độ cao, Tập đoàn Hòa Phát làm ray đường sắt tốc độ cao, Tập đoàn FPT tập trung đào tạo nhân lực chất lượng cao, thiết kế chip bán dẫn…Báo cáo tình hình doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, lực lượng doanh nghiệp đóng góp khoảng 60% GDP, 98% tổng kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho khoảng 85% lao động cả nước.Theo ông Dũng, năm 2024, môi trường đầu tư kinh doanh cũng đã được cải thiện mạnh mẽ với nhiều cải cách đột phá. Bổ sung quy định về thủ tục đầu tư đặc biệt, tạo "luồng xanh" cho việc triển khai dự án, giúp giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp...Để đạt được mức tăng trưởng 2 con số thì khu vực kinh tế ngoài nhà nước cần tăng khoảng 11%/năm. Bên cạnh các giải pháp chung cho cộng đồng doanh nghiệp, theo Bộ trưởng Bộ KH-ĐT, các doanh nghiệp lớn cần phát huy mạnh mẽ hơn vai trò tiên phong trong những việc lớn, việc khó, việc mới, chủ động nhận nhiệm vụ giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia để tạo lực cho phát triển kinh tế.Đồng thời, phát huy vai trò "doanh nghiệp dẫn đầu", chuyển giao công nghệ, chủ động liên doanh, liên kết, dẫn dắt, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cùng phát triển theo chuỗi giá trị.
Viettel hợp tác Microsoft đẩy mạnh công nghệ AI
Theo dự thảo, 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ được TP.Hà Nội đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024. Trong đó, một số hành vi vi phạm có mức tiền phạt còn thấp, nghị quyết quy định mức tăng là 2 lần; một số hành vi vi phạm đã có mức tiền phạt cao nghị quyết quy định mức tăng là 1,5 lần.Các lỗi sẽ bị tăng mức phạt dựa trên tiêu chí: hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, diễn ra hằng ngày ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen tham gia giao thông của người dân và mỹ quan đô thị; hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng giao thông.Đó là các hành vi: không chấp hành chỉ dẫn, hiệu lệnh vạch kẻ đường, biển báo hiệu; đi vào đường cấm; sai phần đường, làn đường; dừng, đỗ trái quy định; chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm; lùi xe, chuyển làn đường, chuyển hướng, vượt không đúng quy định; đón, trả khách sai quy định; chạy quá tốc độ; chở hàng, xếp hàng quá trọng tải; vi phạm nồng độ cồn; lạng lách, đánh võng; bấm còi, rú ga (nẹt pô); một số hành vi vi phạm trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, trong đăng kiểm phương tiện, sử dụng lòng đường, vỉa hè, kinh doanh vận tải... Theo UBND TP.Hà Nội, các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 168 quy định xử phạt hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ do Chính phủ ban hành có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại nghị quyết.Trước đó, ngày 26.12.2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, trong đó đã tăng nặng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm.Qua đánh giá thực tiễn và tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, UBND TP.Hà Nội cho rằng cần tiếp tục tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm để nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông, từng bước hình thành văn hóa giao thông, kiềm chế và làm giảm ùn tắc, tai nạn.Dưới đây là 107 hành vi được đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024.